Phố cổ Hội An tuy nhỏ, dạo một vòng hết phố chỉ mất nửa buổi. Nhưng lưu lại Hội An một đôi ngày có thể vẫn chưa đủ thời gian thưởng thức hết đặc sản ẩm thực của phố cổ.
Ca dao dân ca xứ Quảng xưa có câu “Hội An trăm vật trăm ngon.Vừa vừa cái miệng cho chồng con được nhờ”, phần nào nói lên thế giới ẩm thực vô cùng hấp dẫn ở phố Hội. Những món đặc sản Hội An phải kể đến cao lầu, bánh bao bánh vạc, và cơm gà Hội An. Những món ăn vặt ở phố cổ cũng khá phong phú, đặc sắc như xíu mà, bánh tráng đập, hến xào, nem lụi, bánh xèo, chè bắp…
Cao lầu
Nói đến ẩm thực Hội An không thể bỏ qua món đặc sản cao lầu. Để có được sợi cao lầu, những người nhà nghề ngâm gạo nước tro đã được lọc kỹ, rồi xay thành nước bột. Dùng nước bột này lọc qua vải nhiều lần cho đến khi chỉ còn bột ráo và dẻo. Bột này được cán mỏng thái thành sợi đêm hấp nhiều lần rồi phơi khô để có sợi cao lầu có màu nước tro đặc trưng. Ăn kèm với cao lầu là thịt xá xíu, những miếng ram nhỏ làm từ miếng bột cao lầu khô đem rán, rau sống, nước tương (ở địa phương gọi là xì dầu), tương ớt.
Cao lầu - món đặc sản riêng có ở Hội An |
Có nhiều lý giải cho xuất xứ của món ăn có từ khi Hội An còn là Cảng thị Faifo sầm suất hơn nửa thế kỷ trước này. Theo người dân địa phương sống lâu năm kể lại, ngày trước món cao lầu có tên là mì gỗ. Và vì món này trước kia thường phục vụ cho người dân sống trong phố thị nên có thể cái tên cao lầu có xuất xứ gắn liền với những ngôi nhà phố. Lại có lý giải món cao lầu có thể liên quan tới thú cao lâu (thưởng thức ca nhi đàn hát).
Món thịt xá xíu đậm vị nước tương nảy sinh giải thuyết đây là món ăn của người Hoa nhưng người Hoa ở phố cổ cho rằng món này ko phải món Tàu. Sợi mì cao lầu lại giống với sợi mì lạnh Udon của Nhật Bản nhưng vị cũng khác. Nên chỉ có thể nói cao lầu là đặc sản ở Hội An. Nhất là, nước tro ngâm gạo làm bột cao lầu nghe đâu phải lấy từ tro củi trên đảo Cù Lao Chàm và nước ngâm lấy từ nước giếng Bá Lễ – nước giếng nổi tiếng là không phèn và mát lành ở Hội An
Cơm gà Hội An
Nếu như món cao lầu chế biến khô có thể chưa thật hợp khẩu vị với du khách đến từ nhiều nơi, thì món được thực khách ưng bụng nhất ở đô thị cổ này là món cơm gà Hội An. Cơm gà Hội An đặc biệt ở hạt cơm khô vừa tới và béo. Để nấu cơm gà phải chọn được loại gạo thơm, dẻo. Gạo vo sạch xong để ráo rồi đảo qua chảo sơ trước khi cho vào nồi nước nấu cơm. Nước dùng nấu cơm là nước luộc gà mới cho ra hạt cơm beo béo dậy mùi thơm. Để có đĩa cơm gà ngon “đúng điệu” phải chọn gà thả vườn tơ, thịt mềm, thơm. Gà luộc xong đem xé miếng nhỏ trộn với rau răm, hành tây, gia vị.
Cơm gà phố hội |
Ăn kèm còn có nước nhưn chế biến từ lòng mề, tim cật gà, đu đủ bào, tương ớt, nước tương, một lát chanh tùy khẩu vị thực khách. Bên cạnh còn có chén nước dùng từ nước gà luộc, nhiều tiệm “biến tấu” chén nước dùng thêm đậm đà với một ít rau thơm, hay một chút trứng đảo nóng dậy mùi thơm cho nước dùng.
Bánh bao bánh vạc (bông hồng trắng)
Một trong những món đặc sản không nên bỏ qua khi đến Hội An nữa là bánh bao bánh vạc;(hay còn có tên gọi là bông hồng trắng – dịch theo tên gọi dành cho khách phương Tây).
Món bánh bao bánh vạc được các du khách phương tây gọi tên là bánh bông hồng trắng |
Vỏ bánh làm bằng bột gạo được lọc nhào nặn kỳ công để cho ra vỏ bánh mềm,;khi đã hấp xong, vỏ bánh vẫn trong suốt nhìn được rõ cả nhân bên trong. Bánh bao có nhân thịt tôm giã nhuyễn, tạo hình như một đóa hoa trắng nhỏ xinh;nên bánh còn có tên gọi là bông hồng trắng. Bánh vạc có tạo hình gần như bánh bột lọc, nhân bên trong gồm thịt heo thái nhỏ,;nấm mèo, hạt giá, lá hành được xào chín sơ trước khi bọc vỏ bánh và cho vào nồi hấp..
Xíu mà (chè mè đen)
Ngoài những món ăn no bụng,;Hội An còn nhiều món ăn chơi ngon miệng ở những hàng quán vỉa hè. Du khách đến phố cổ biết tiếng đều thử ăn món xíu mà (chè mè đen);trên đường Nguyễn Trường Tộ, đoạn vỉa hè giáp tường bao sân vận động thành phố.
xíu mà |
Xíu mà vốn là chè mè đen, món ăn của người Hoa,;vẫn thường thấy bày bán ở các khu đông người Hoa kiều ở các thành phố lớn như Sài Gòn. Nhưng chén xíu mà Hội An không lỏng mà đặc sánh có vị ngọt bùi, beo béo, thơm lựng.
Nguyên liệu chế biến xíu mà gồm có gạo nếp hương, mè đen, nhân dừa xay nhuyễn,;đường, và thanh địa thuốc bắc… Nhưng làm sao để chế biến món xíu mà ngon,;dậy mùi thơm lựng là bí quyết gia truyền của người bán.
Bánh đập, chè bắp, hến xào Cẩm Nam
Nằm ở vùng ngoại ô, nhưng chỉ cách trung tâm phố cổ chưa tới 2km, Cẩm Nam là;thiên đường ăn vặt ở Hội An với các món có tiếng từ lâu như bánh đập, chè bắp, hến xào. Có nhiều hàng quán bình dân bày bán các món này chạy dọc theo bờ sông bao quanh làng.
Cái ngon khó tả của món bánh đập là chén mắm nêm phi hành thơm lựng. Đập miếng bánh tráng (bánh đa) giòn tan dính chặt vào miếng bánh tráng ướt,;chấm vào chén mắm nêm, cứ thế mà thưởng thức.
Chè bắp |
Hến xào Cẩm Nam cũng đặc biệt ngon, bởi con hến ở đây cào được ở vùng nước “xà hai”;– nơi giao thoa giữa vùng nước mặn và nước ngọt. Hến xào với hành tây, phi hành, có thể ăn kèm với nước chấm tùy khẩu vị. Thưởng thức đến đâu, nói theo kiểu người địa phương là “ngon ngậm nghe” đến đó.
Món hến xào cũng là một trong những món ăn chơi bình dân ở Hội An |
Và về Hội An, qua Cẩm Nam thì không thể không ăn bắp,;ăn chè bắp bởi nơi đây có những bãi bắp nếp ngon có tiếng, là nơi mà tháng Giêng âm lịch;hàng năm thường có lễ hội bắp nếp rất hấp dẫn du khách mê ẩm thực đến với phố Hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét